A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

CHẾ ĐỘ ĂN CHO BỆNH NHÂN XUẤT HUYẾT TIÊU HÓA

Xuất huyết tiêu hóa là bệnh lý cấp tính, hậu quả của các tổn thương viêm loét tại hệ tiêu hóa. Xuất huyết tiêu hóa nhẹ không gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe. Tuy nhiên, xuất huyết tiêu hóa nặng có thể gây nguy hiểm đến tính mạng và tốn kém về mặt kinh tế.

I.NGUYÊN NHÂN CỦA XUẤT HUYẾT TIÊU HÓA

Xuất huyết tiêu hóa do rất nhiều nguyên nhân, có thể kể đến các nguyên nhân như: Viêm loét dạ thực quản, dày, tá tràng, đại tràng; giãn vỡ tĩnh mạch thực quản; do các bệnh về máu (bệnh bạch cầu, bệnh suy tuỷ xương, bệnh ung thư, polyp, bệnh rối loạn đông cầm máu, xuất huyết giảm tiểu cầu); do uống quá nhiều rượu bia, uống thuốc Aspirin và các loại thuốc giảm đau chống viêm steroide và nonsteroide; do căng thẳng – stress quá độ…

Bệnh nhân xuất huyết tiêu hóa cần phải được thăm khám sớm và thực hiện điều trị đúng theo đúng chỉ định của bác sĩ để tránh những biến chứng nguy hiểm. Do đó, ngay khi có các triệu chứng của xuất huyết tiêu hóa (nôn ra máu, đi ngoài phân đen hoặc có dính máu, đau bụng dữ dội…), người bệnh cần nhanh chóng nhập viện để được chẩn đoán và điều trị phù hợp


II.CHẾ ĐỘ ĂN CỤ THỂ CHO BỆNH NHÂN XUẤT HUYẾT TIÊU HÓA

  • Khi xây dựng thực đơn cho người bị xuất huyết tiêu hóa cần lưu ý một số điểm sau:
  • Không cho bệnh nhân ăn trong lúc đường tiêu hóa đang chảy máu mặc dù họ đã tỉnh táo
  • Khi đã qua cơn cấp cứu và tình trạng chảy máu đã được xử lý thì bắt đầu cho người bệnh ăn lại. Tuy nhiên cần ưu tiên các thức ăn lỏng, mềm, dễ tiêu. Sau đó, tăng dần độ đặc của thức ăn và cho bệnh nhân chuyển qua chế độ ăn cơm mềm.
  • Có thể thêm chất đạm động vật từ thịt bò hay thịt nạc lợn vào trong cháo để người bệnh có thêm năng lượng. Chú ý băm nhỏ thịt và hầm nhừ để dễ tiêu hóa, tránh làm gia tăng gánh nặng cho đường ruột.
  • Giảm bớt lượng chất xơ từ rau xanh bởi ăn quá nhiều chất xơ, đặc biệt là chất xơ không hòa tan sẽ khiến niêm mạc ruột bị cọ sát, gây đau và chảy máu nhiều hơn. 
  • Bổ sung thêm vitamin và khoáng chất từ trái cây để cải thiện sức đề kháng cho cơ thể
  • Thức ăn của người bệnh nên được ưu tiên chế biến dưới dạng luộc, hầm nhừ hay hấp 
  • Người bị xuất huyết tiêu hóa sẽ không thể ăn được lượng thức ăn quá nhiều cùng lúc. Vì vậy, người nhà nên cho bệnh nhân ăn nhiều bữa, cứ cách 2 – 3 tiếng ăn một lần với số lượng thức ăn vừa phải để dạ dày luôn trong trạng thái không quá no cũng không trống rỗng.
  • Cuối cùng, bạn cũng cần chú ý đến nhiệt độ của thức ăn. Không cho bệnh nhân ăn đồ lạnh dưới 5 độ hoặc thức ăn mới nấu xong có độ nóng trên 60 độ. Chúng có thể khiến các cơ co bóp trong ruột bị kích thích, co bóp mạnh, gây đau và tổn thương nhiều hơn. 

- Trong giai đoạn chảy máu cấp tính: Người bệnh chỉ nên ăn lỏng, mềm, dễ tiêu. Những ngày đầu nên ăn sữa nguội và cháo say nhừ.

- Khi bệnh đã ổn định: Người bệnh có thể chuyển ăn cháo đặc, cơm nát, mì, phở, bún....

- Bệnh nhân bị xuất huyết tiêu hóa được khuyến khích sử dụng các thực phẩm, đồ ăn dưới đây:

  • Thực phẩm có khả năng thấm hút axit dạ dày:

Bao gồm bánh mì hay cơm nhão. Chúng có khả năng thẩm thấu và làm giảm axit trong dạ dày, ngăn ngừa viêm loét cục bộ. Tuy nhiên, chỉ nên cho người bệnh ăn những món này khi sức khỏe đã ổn định và dạ dày không còn chảy máu như:

Người bị xuất huyết tiêu hóa nên kiêng ăn gì?

Một số thực phẩm dù có thể tốt đối với người bình thường nhưng lại làm tăng triệu chứng bệnh. Bao gồm:

  • Thực phẩm chua:

Các món chua như dưa muối, gỏi hay một số loại trái cây như xoài, chanh chứa nhiều axit. Sau khi sử dụng chúng có thể làm lượng axit trong dạ dày tăng lên đột biến và khiến các vết loét trong đường tiêu hóa lan rộng, ăn sâu vào trong. Điều này hoàn toàn gây bất lợi cho người bệnh.

  • Thức ăn nhanh:

Các loại đồ ăn chế biến sẵn như xúc xích hay thịt xông khói mặc dù có thể rất ngon miệng và tiện lợi khi sử dụng song lại không tốt cho người bị xuất huyết dạ dày. Lý do bởi những món này có giá trị dinh dưỡng thấp, chứa nhiều chất bảo quản gây hại cho đường ruột.

  • Đồ béo:

Các món chiên rán, xào, chẳng hạn như gà rán, thịt chiên, khoai tây chiên… không chỉ làm tăng nguy cơ bị mỡ máu, xơ vữa động mạch mà chúng còn gây khó tiêu, đầy bụng và gây cản trở quá trình phục hồi tổn thương trong đường ruột.

  • Thức ăn cay:

Đồ ăn chứa nhiều ớt, cà ri, tiêu sẽ gây kích ứng đường tiêu hóa và ảnh hưởng không tốt đến những khu vực bị viêm loét. Vì vậy, trong chế độ ăn cho người bị xuất huyết tiêu hóa cần tránh nêm các gia vị này.

  • Rau sống:

Ăn rau sống làm tăng nguy cơ bị nhiễm khuẩn đường ruột. Hậu quả là người bệnh có thể bị tiêu chảy và viêm loét nghiêm trọng hơn, từ đó làm nặng thêm tình trạng xuất huyết tiêu hóa.

  • Nước ngọt và các chất kích thích

Nước ngọt có gas, rượu bia, cà phê đều có thể gây kích thích nhu động ruột co bóp khiến người bệnh bị đau bụng, chảy máu nhiều hơn.

 


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Tư vấn sức khỏe