A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

CÂY ĐINH LĂNG - SÂM CỦA NGƯỜI VIỆT

Đinh lăng có công dụng như một loại thuốc bổ, tăng lực, lợi tiểu, bổ thận, lợi sữa, điều kinh, làm co rút tử cung. Ngoài ra còn dùng chữa ho, ho ra máu, kiết lỵ. Loài cây này còn được so sánh với tác dụng giống như nhân sâm. 

* Cây đinh lăng có tên khoa học là Polyscias ịrmicosa (L.) Harms (Panax fruticosum L), thuộc họ Ngũ gia bì (Araliaceae).

Tác Dụng Phong Thủy Của Cây Đinh Lăng Trong Phong Thủy ! √, Cây Đinh Lăng  Phong Thủy
Đặc điểm nhận dạng cây đinh lăng

 

Trong dân gian có nhiều loại cây có tên Đinh lăng, tuy nhiên loại dùng làm thuốc là đinh lăng lá nhỏ hay còn gọi là cây gỏi cá. Những loại cây sau cũng có tên tương tự nhưng không được dùng làm thuốc: 

- Loại lá tròn (Polyscias balfouriana Baill): lá kép có 3 lá nhỏ hình tròn, đầu tù. 

- Loại lá to hay đinh lăng lá ráng (Polyscias ilicifolia (Merr.) Baill.): Lá kép có 11 – 13 lá nhỏ, hình mác có răng cưa to và sâu. 

- Đinh lăng trổ hoặc đinh lăng viền bạc (Polyscias guifoylei Baill.).

1. Đinh lăng

Cành lá cây Đinh lăng Polyscias fruticosa (L.) Harms họ Nhân sâm Araliaceae phơi khô.

2. Tính vị, quy kinh :
- Lá nhạt, hơi đắng, tính bình.
- Dược liệu có tác dụng bổ 5 tạng, tiêu thực, tiêu sưng viêm, giải độc, bổ huyết, tăng sữa.
3. Công dụng: 

Thuốc bổ, tăng lực, lợi tiểu, bổ thận, lợi sữa, điều kinh, làmco rút tử cung; còn dùng chữa ho, ho ra máu, kiết lỵ (Rễ sắc uống). Lá thương giã đắp chữa vết thương.
4. Thành phần hoá học
Trong đinh lăng đã tìm thấy có các alcaloid, glucozid, saponin, flavonoid,tanin, vitamin B1 các axit amin trong đó có lyzin, xystein, và methionin là những axit amin không thể thay thế được (Ngô ứng Long-Viện quân y, 1985). Vỏ rễ và lá đinh lăng chứa saponin, alcoloid, các vitamin B1, B2, B6, vitamin C, 20 acid amin, glycocid, alcaloid, phytosterol, tanin, acid hữu cơ, tinh dầu, nhiều nguyên tố vi lượng và 21,10% đường. Trong lá còn có saponin triterpen (1,65%), một genin đã xác định được là acid oleanolic.
5. Tác dụng về dược lý
Theo nghiên cứu của Học viện Quân sự Việt Nam, dung dịch cao Đinh lăng có tác dụng: 

- Tăng biên độ điện thế não, tăng tỉ lệ các sóng alpha, bêta và giảm tỉ lệ sóng delta (những biến đổi này diễn ra ở vỏ não mạnh hơn so với ở thể lưới);

- Tăng khả năng tiếp nhận của các tế bào thần kinh vỏ não với các kích thích ánh sáng; 

- Tăng nhẹ quá trình hưng phấn khi thực hiện phản xạ trong mê lộ; 

- Tăng hoạt động phản xạ có điều kiện gồm phản xạ dương tính và phản xạ phân biệt.

Nhìn chung, dưới tác dụng của cao Đinh lăng, vỏ não được hoạt hóa nhẹ và có tính đồng bộ, các chức năng của hệ thần kinh về tiếp nhận và tích hợp đều tốt hơn.

 


Tác giả: Khoa nội
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Tư vấn sức khỏe